KIM INVEST

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU STB (PHẦN 1)

1. Lịch sử hình thành 

Từng là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu 

- 2000s - là ngân hàng lớn mạnh nhất thời điểm đó chỉ sau Big4.

- 2006 - là ngân hàng đã đăng ký và được phê duyệt trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên niêm yết trên sàn HOSE.  

- 2007 - phủ kín mạng lưới chi nhánh phủ kính các tỉnh thành khu vực phía Nam và Tây Nguyên  

- 2009 - Sacombank mở rộng phạm vi hoạt động sang Lào, Campuchia.

=> Giai đoạn 2001 - 2010: với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm. 

Bắt đầu biến cố: Trầm Bê xuất hiện

- 2011 - cổ đông lớn lần lượt thoái vốn (Dragon Capital, REE, ANZ)

- 2012 - Năm nhiều biến cố xảy ra:

+ Eximbank nhảy vào thế chân ANZ và trở thành tổ chức sở hữu cổ phần nhiều nhất của Sacombank. 

+ Sau đó, HĐQT Eximbank đã yêu cầu thay đổi cơ cấu thành viên HĐQT. Ông Trầm Bê đứng đầu thông qua Eximbank, Southern Bank, các CTCK và CTCP đầu tư tài chính, nhóm đầu tư mới đã kiểm soát 37,7% VĐL của STB vào cuối năm 2012.
+ Tỷ lệ người của gia đình ông Trầm Bê, Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chiếm 6/10 thành viên HĐQT mới của Sacombank. Ông Trầm Bê trở thành Phó chủ tịch của Sacombank.

- Trầm Bê cùng lúc nắm giữ 3 Ngân hàng:

+ Ngân hàng Sacombank: sở hữu đến 37,7% STB

+ Ngân hàng Eximbank: được bầu Kiên của ACB chuyển nhượng cổ phần của Eximbank

+ Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank)

- Năm 2015 - Southern Bank sáp nhập vào STB. Được biết, Southern Bank hoạt động yếu kém, với nợ xấu cao lên tới 45,6% năm 2012 và 55,31% vào năm 2013.

Hậu quả bắt đầu lộ diện

- Trầm Bê vướng vào vòng lao lý khi vướng một loạt các sai phạm như vay tiền từ chính ngân hàng của mình, dính vào đại án Phạm Công Danh, phải từ chức rời khỏi HĐQT STB vào năm 2017.

- Ngay sau sáp nhập, STB đã bị lỗ quý IV/2015 với khoản lỗ 671 tỷ đồng. 

- Nợ xấu của SouthernBank "đổ" về STB quá lớn khiến STB sau sáp nhập nợ xấu lên tới 5,4% (tương đương hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tới hơn 7.000 tỷ đồng) trong năm 2016.

- 2017 - Bắt đầu thực hiện đề án tái cơ cấu của NHNN giao.

2. Cơ cấu cổ đông 

Tính đến thời điểm hiện tại Dragon Capital đang là cổ đông lớn nhất, sở hữu tới 5.1% cổ phần thông qua các quỹ thành viên. Kế đến là Ngân hàng Eximbank từng là cổ đông lớn nắm giữ tới 9.5% cổ phần vào thời điểm trước năm 2018 cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 4.7% do các quy định về sở hữu chéo của Ngân hàng Nhà nước. Ông Dương Công Minh – chủ tịch HĐQT ngân hàng nắm giữ khoảng 3.3% cổ phần tại Sacombank.

3. Quy mô hoạt động 

Quy mô mạng lưới của Sacombank chỉ đứng sau nhóm ngân hàng nhà nước gồm Vietinbank, BIDV và Vietcombank. Địa bàn hoạt động của ngân hàng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 62%, khu vực miền Trung chiếm khoảng 17.5% và tại miền Bắc là 20.5%. STB cũng là ngân hàng tư nhân có tỷ lệ bao phủ rộng nhất tại khu vực miền Nam.

4. Thị phần 

Quy mô tài sản: năm 2022 nằm ở TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất VN (đứng thứ 8) với mức tăng trưởng trung bình (14%), thấp hơn tăng trưởng của ngành ngân hàng là 17% 

Tiền gửi KH: STB dẫn đầu khối tư nhân và chỉ đứng sau BIG4 với mức tăng trưởng khá thấp, chỉ 6%.


Cho vay KH: STB đứng vị trị thứ 5 trong các ngân hàng và đứng thứ 2 trong khối ngân hàng tư nhân, xếp sau BIG 4 và MB với tăng trưởng tín dụng đạt 13%.

5. Kết quả kinh doanh 

Nhìn KQKD của các quý, có thể thấy STB đang có xu hướng tăng lên rất tốt từ tổng thu nhập đến lợi nhuận thu được, biên lãi cũng được cải thiện lên khá tốt. Biên LN ròng tăng đạt đỉnh vào Q1/2022 sau đó tụt vào Q2/2022 do quý này tăng trích lập dự phòng. Có thể thấy năm 2022, tổng thu nhập và LNST của STB tăng nhanh hơn hẳn so với các năm trước, trong đó 2 quý gần đây, biên lợi nhuận liên tục được cải thiện sau khi bị sụt giảm mạnh vào quý 2 do lãi suất cho vay đầu ra liên tục tăng vào 2 quý cuối 2022 khiến Ngân hàng nói chung và STB nói riêng được hưởng lợi trong ngắn hạn.

Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận

Có thể thấy, đóng góp chính cho doanh thu, lợi nhuận của STB đến từ hoạt động cho vay chiếm đến 75%, còn lại là từ mảng dịch vụ và các nghiệp vụ khác. Sau đây, KSI sẽ phân tích từng mảng hoạt động của STB để Nhà đầu tư nắm được rõ hơn:

5.1. Mảng cho vay

Đây là mảng đóng góp chính cho thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng, đặc biệt trong Quý 3 và Quý 4 năm 2022, thu nhập tăng cao đột biến, chỉ từ khoảng 6.5-7 ngàn tỷ ở các quý trước lên 9.8 ngàn tỷ vào quý 3 (+38% yoy) và 11.1 ngàn tỷ vào quý 4 (+89% yoy). Đồng thời, lợi nhuận cũng tăng cao gấp đôi, gấp 3 so với mức các quý trước, từ khoảng ~2.5 ngàn tỷ lên ~ 6 ngàn tỷ. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện lên mức 55% từ mức nền ~40% ở các quý trước. Lý do cho sự tăng trưởng vượt bậc này là tăng lãi suất điều hành từ quý 3 khiến lãi suất cho vay và lãi suất huy động đều tăng cao, tuy nhiên STB có ưu thế là 1 trong số ít các ngân hàng giữ được tỷ trọng tiền cho vay nhỏ hơn tiền gửi của KH nên không cần tập trung huy động như các ngân hàng khác mà có thể đẩy mạnh mảng cho vay tranh thủ điều kiện lãi suất tăng, giúp biên lãi mảng cho vay tăng mạnh.

So sánh tỷ lệ tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng của STB:

Có thể thấy trong năm 2022, trong điều kiện lãi suất tăng, STB không tập trung huy động mà thay vào đó đẩy mạnh tín dụng (khoảng cách giữa tiền gửi và cho vay thu hẹp dần), tuy nhiên vẫn giữ mức tiền gửi cao hơn cho vay. Như vậy trong năm 2023, STB sẽ có thể tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong điều kiện thị trường tiếp tục khát vốn và STB lợi thế khi số tiền gửi nhiều hơn cho vay. 

5.2. Mảng dịch vụ

Mảng dịch vụ trung bình chiếm 23% lợi nhuận của ngân hàng, cao hơn so với các ngân hàng khác khi con số trung bình ngành là khoảng 15-20%. Mặc dù trong 2 quý gần đây có sụt giảm nhẹ về doanh thu và lợi nhuận nhưng tính chung năm 2022, mảng dịch vụ vẫn mang lại 5,194 tỷ đồng, cao hơn 17% so với năm 2021. Đóng góp chính trong mảng dịch vụ là mảng ủy thác, đại lý và mảng bảo hiểm với sự liên kết với Dai-ichi Life. Năm 2022 mảng kinh doanh ngoại hối được hưởng lợi do tỷ giá tăng cao, tuy nhiên sang 2023 khả năng tỷ giá sẽ giảm, mảng này sẽ không còn được hưởng lợi, tuy nhiên do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh thu. Về mảng bảo hiểm, kỳ vọng mảng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới khi đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ quan tâm đến bảo hiểm sẽ cao hơn.

(Còn tiếp)
Hồng Nhung.

Chia sẻ bài viết:
Tags: PTDN STB
Bạn đang xem: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU STB (PHẦN 1)
Bài trước Bài sau
Viết bình luận
Bài viết liên quan
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU DGW - TRIỂN VỌNG NGÀNH BÁN LẺ PHỤC HỒI

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU DGW - TRIỂN VỌNG NGÀNH BÁN LẺ PHỤC HỒI

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 05/06/2024

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định cá n...

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU MWG - TRIỂN VỌNG TỪ BÁCH HÓA XANH

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU MWG - TRIỂN VỌNG TỪ BÁCH HÓA XANH

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 08/05/2024

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận địn...

Phân tích cổ phiếu CTD - Cổ phiếu triển vọng ngành xây dựng

Phân tích cổ phiếu CTD - Cổ phiếu triển vọng ngành xây dựng

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 23/04/2024

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định cá...

Phân tích cổ phiếu VTP - Ứng dụng công nghệ cao, tăng trưởng lợi nhuận

Phân tích cổ phiếu VTP - Ứng dụng công nghệ cao, tăng trưởng lợi nhuận

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 24/02/2024

1. Tổng quan doanh nghiệp Giới thiệu doanh nghiệp Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (viết tắt là Viettel Post),...

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU LAS - LỢI THẾ TỪ GIÁ VỐN THẤP

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU LAS - LỢI THẾ TỪ GIÁ VỐN THẤP

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 19/02/2024

  1. Giới thiệu doanh nghiệp  Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS), tiền thân là nhà ...

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU FPT | TĂNG TRƯỞNG ĐỀU ĐẾN KINH NGẠC

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU FPT | TĂNG TRƯỞNG ĐỀU ĐẾN KINH NGẠC

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 30/11/2023

1. Giới thiệu doanh nghiệp Công ty Cổ phần FPT được thành lập năm 1988 với tiền thân là công ty công nghệ thực phẩm ...

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU QNS - LỢI NHUẬN LIỆU ĐÃ ĐẠT ĐỈNH ?

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU QNS - LỢI NHUẬN LIỆU ĐÃ ĐẠT ĐỈNH ?

KIM INVEST KIM Invest | KIM INVEST Ngày 29/09/2023

QNS - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP  Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tiền thân l...

Giỏ hàng

Danh sách so sánh