Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

CHỈ SỐ P/B

KIM Invest 10/02/2023

1. Khái niệm:

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio) còn gọi là hệ số P/B hay tỷ số P/B. Chỉ số này được dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Trong đó:

P = Price: là giá trị thị trường của cổ phiếu

B = Book Value Ratio: là giá trị sổ sách trên cổ phiếu phổ thông

Giá trị sổ sách trên cổ phiếu phổ thông = Vốn chủ sở hữu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

2. Ý nghĩa:

- Hệ số P/B cho nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu hiện tại đang cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.

- Trong thị trường up-trend, chỉ số P/B càng cao thể hiện thị trường đang kỳ vọng vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt trong tương lai do đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn giá trị sổ sách của công ty để có thể sở hữu cổ phiếu đó.

- Trong thị trường down-trend, việc tìm ra được cổ phiếu tiềm năng sẽ càng khó hơn khi tâm lý nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng làm nhiều cổ phiếu bị đẩy xuống dưới giá trị của nó. Lúc này, chỉ số P/B cùng với các chỉ số khác như ROE và chất lượng tài sản giúp Nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tốt đang được trả giá thấp hơn giá trị sổ sách của công ty.

Với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường, ROE > 10% (tối đa sau 10 năm sẽ hoàn vốn), tỷ lệ vay nợ thấp (TSNH > Tổng Nợ), P/B <1 (giá thị trường rẻ hơn giá trị sổ sách) là một trong những tiêu chí đầu tiên để lựa chọn cổ phiếu. Ngoài ra còn cần xem xét thêm các yếu tố khác.

3. Ví dụ về chọn lựa cổ phiếu theo phương pháp P/B:

Công ty Cổ phần Nafoods Group (NAF) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nước ép trái cây, sản phẩm rau củ quả đông lạnh, trái cây tươi, trái cây sấy, hạt dinh dưỡng, các sản phẩm giá trị gia tăng và sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

Hiện NAF đang được giao dịch với giá khoảng 10.500 VNĐ so với giá trị sổ sách khoảng 16.800 (tương đương P/B khoảng 0.63). Kết thúc 2 quý đầu năm 2022, công ty ghi nhận 799 tỷ đồng doanh thu và 39 tỷ đồng lợi nhuận, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Cuối tháng 9 vừa qua, HĐQT công ty đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm với mục tiêu doanh thu thuần đạt 1043 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 47 tỷ tương đương với ROE~10%. Tính đến cuối Quý 2/2022, tài sản ngắn hạn là 1.087 tỷ trong khi tổng nợ phải trả là 842 tỷ, như vậy, tỷ lệ vay nợ của NAF tương đối thấp và tài sản ngắn hạn có thể chi trả được khoản nợ này trong ngắn hạn.

Xét về bối cảnh vĩ mô, NAF là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài với nguồn cung cấp nguyên liệu đến từ trong nước. Do đó, trong giai đoạn này, NAF không những không bị ảnh hưởng mà còn được lợi về tỷ giá khi xuất siêu trong điều kiện đồng USD ngày càng tăng.

Như vậy, khi xem xét về chỉ số P/B cùng một số đánh giá về các chỉ tiêu khác, NAF là một cổ phiếu tiềm năng để nhà đầu tư có thể đưa vào watch-list để theo dõi thêm cùng với những yếu tố khác trong giai đoạn này.

Bài viết liên quan