Về thế giới:
Chiến tranh Nga-Ukraine: Bắt đầu từ 24/2, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng vọt cùng với chi phí năng lượng leo thang.
Lạm phát tăng đã buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, trong đó FED đã phải liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Lãi suất của FED bắt đầu năm 2022 ở mức 0-0,25% - tăng lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022 trong 7 lần tăng.
Giá dầu tăng vọt do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine, khiến giá dầu lên mức trên 135 USD/thùng vào tháng 3 và giữ ở mức cao cho đến tháng 6/2022.
Các đồng tiền trên thế giới trở nên mất giá nghiêm trọng so với USD, DXY tạo đỉnh vào tháng 10/2022.
Về Việt Nam:
Một số điểm nhấn trong năm 2022:
Hàng loạt các vụ bắt bớ bắt đầu từ vụ chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, đến Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Từ đó gây nên quả bom trái phiếu từ hàng loạt các DN BĐS, tác động không nhỏ đến thị trường vốn và niềm tin của Nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 “đóng băng” và dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65 quy định nghiêm ngặt hơn về phát hành TPDN.
Thị trường BĐS chìm lắng trong năm 2022, cạn “room tín dụng BĐS”, thị trường BĐS gần như tắt thanh khoản, giá BĐS vẫn neo ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản khát vốn, phải cắt giảm 50% lao động.
VND trở nên mất giá so với USD, Nhà nước bắt buộc phải tăng lãi suất điều hành để ổn định tỷ giá, từ đó gây nên làn sóng các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động, cao nhất lên đến 13%/năm, đồng thời lãi suất cho vay cũng tăng gây khó khăn cho các DN.
Tin đồn về SCB liên quan đến Vạn Thịnh Phát gây nên làn sóng rút tiền ồ ạt từ người dân, SCB bị thiếu hụt thanh khoản nên phải tăng lãi suất huy động lên cao hơn so với các ngân hàng khác.
Tổng kết các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2022:
GDP: 8.02% (mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022).
GDP bình quân đầu người: 4.110 USD (95.6 triệu đồng/người), tăng 393 USD so với năm 2021.
CPI: 3.15% (đạt mục tiêu Quốc hội đề ra).
IIP năm 2022 ước tăng 7,8%.
FDI đăng ký năm 2022 giảm 11%, trong khi vốn thực hiện tăng 13,5%
Tổng giá trị xuất khẩu: 29,660 triệu USD, tăng 10,6%
Tổng giá trị nhập khẩu: 29,160 triệu USD, tăng 8,4%
Tỷ giá tính đến hết 30/12/2022: 23,612 VND
Nhìn lại thị trường chứng khoán 2022:
VN-Index nằm trong top 4 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.
Các sai phạm trên thị trường chứng khoán bị xử phạt.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết bị bán giải chấp cổ phiếu điển hình là NVL, PDR, HPX.
Thị trường chứng khoán phái sinh đạt thanh khoản kỷ lục.
Rút ngắn chu kỳ thanh toán về T+2
TẦM NHÌN NĂM
Về vĩ mô thế giới
Lạm phát toàn cầu giảm bớt kể từ quý 2 năm 2023:
- Căng thẳng chuỗi cung ứng dịu bớt
- Giá cả hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt
- Lạm phát của Mỹ có xu hướng đạt đỉnh trong Q3/22.
Kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại
IMF hạ mức tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,7%.
Dự báo đợt giảm lãi suất điều hành sớm nhất sẽ diễn ra trong Q1/24
Về vĩ mô Việt Nam
Một số chỉ tiêu về kinh tế VN trong năm 2023:
GDP: 6.5%
GDP bình quân đầu người: 4400 USD
Lạm phát: 4.5%
Dự báo về VN 2023:
Tình hình kinh tế:
Kinh tế sẽ bớt khó khăn từ quý 2/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3.
Tỷ giá năm sau không còn thắt chặt, sẽ gia tăng bơm tiền, lãi suất từ quý 2/2023 bắt đầu giảm.
Lạm phát sẽ tăng vượt 4% trong 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.
Đà tăng của lãi suất tiền gửi có thể chậm lại trong nửa đầu năm 2023.
Tình hình thanh khoản thị trường có thể sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023.
Thị trường bất động sản dự báo sẽ phục hồi nhẹ kể từ quý 4/2023, tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp và khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh.
Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong 2 quý đầu năm 2023, nhưng sẽ phục hồi tăng vào quý 3/2023.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể được cải thiện trong năm 2023 lên mức 102 tỷ USD.
Trái phiếu doanh nghiệp:
Nghị định 65 đặt ra các điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023.
=> Thị trường TPDN sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023, nửa cuối 2023 kỳ vọng sẽ sẽ sôi động hơn vì đã phân hóa rõ và thay đổi chính sách.
Lợi nhuận của các DN:
Năm 2023, LN ròng toàn thị trường dự kiến sẽ tăng 14%.
Thị trường chứng khoán:
Dự báo VN-Index sẽ quay trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm, trên cơ sở lợi nhuận DN niêm yết tăng 14% và định giá P/E 12 – 12,5 lần. nhờ các yếu tố:
Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất rơi vào khoảng Q1/24. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ phản ánh câu chuyện giảm lãi suất từ cách đó 4-6 tháng
Tăng trưởng LN ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối 2023 nhờ: lãi suất giảm, đồng VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực. Đà tăng trưởng LN ròng của các doanh nghiệp tích cực sẽ là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của TTCK.
Tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích nguồn vốn nước ngoài đổ lại vào VN.
Khó khăn 2023:
Môi trường quốc tế đang kém thuận lợi: một số quốc gia là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái nhẹ, làm giảm lực cầu xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế.
Giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi 2022 - 2023 vẫn còn chậm.
Áp lực về lạm phát, tỷ giá, lãi suất còn tăng.
Nợ xấu tiềm ẩn có thể gia tăng trong thời gian tới.
Áp lực cạnh tranh về dòng vốn FDI ngày càng tăng.
Rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa giảm rõ rệt.
Thị trường lao động xuất hiện dấu hiệu đáng lo ngại (lao động mất việc do DN khó khăn)
Một số ngành được hưởng lợi trong 2023:
Ngành thủy sản:
Bốn thị trường chính lớn nhất của thủy sản Việt Nam đó là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Vào ngày 8/1/2023 sắp tới, Trung Quốc sẽ mở cửa giao thương trở lại, kỳ vọng các DN thủy sản tại VN sẽ được hưởng lợi. Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở mức trên 10 tỷ USD năm 2023.
Khó khăn: xuất khẩu thủy sản đã chững lại từ quý IV và xu hướng này có thể kéo dài sang quý I, thậm chí hết nửa đầu năm 2023. Các đơn hàng trống vắng trong quý I/2023.
Ngành BĐS Khu công nghiệp:
Việc ổn định tỷ giá giúp nguồn vốn FDI đổ vào VN sớm hồi phục, thêm vào đó sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ giúp BĐS KCN vẫn là điểm sáng trong 2023. Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm nguồn cung có thể kéo dài đến hết 2023, ngành BĐS KCN sẽ có sự phân hóa, những DN có sẵn nhiều quỹ đất sẵn sàng cho thuê như BCM, PHR, SZC, KBC sẽ được hưởng lợi hơn so với DN khác.
Rủi ro: Gia tăng cạnh tranh tới từ các quốc gia trong khu vực, các nước trong khu vực cũng nhanh chóng thành lập các KCN mới để thu hút nguồn vốn FDI về. Tiền đền bù đất tăng có thể làm chậm tiến độ, tăng chi phí đầu tư và giá thuê đất. Kéo dài thời gian phê duyệt các thủ tục pháp lý, gây chậm tiến độ xây dựng các KCN mới.
Đầu tư công:
Để phục hồi kinh tế thì thúc đẩy Đầu tư công là không thể thiếu. Việt Nam phải giải ngân tổng vốn đầu tư công trên 700.000 tỷ đồng vào năm 2023. Việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một mặt vừa đóng góp trực tiếp vào tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm chi phí lưu thông, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế... một mặt vừa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế GDP cho đất nước, gián tiếp đưa tiền vào thị trường để kích thích tổng cung, tổng cầu.
Rủi ro: Giá nguyên vật liệu đầu vào không giảm, khiến biên lợi nhuận các DN ngành Xây dựng không được cải thiện, các DN xây dựng sẽ gặp khó khăn trong việc nhận các gói thầu mới nếu giá NVL vẫn cao.
Ngành Hàng Không:
Được hưởng lợi khi sản lượng khách quốc tế phục hồi, các đường bay quốc tế thông hoàn toàn. Thêm vào đó, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không, trong đó có siêu dự án Sân bay quốc tế Long Thành vẫn đang đi đúng tiến độ.
Rủi ro :
(1) Giá nhiên liệu cao hơn dự kiến dẫn đến chi phí vận hành của các hãng hàng không cao hơn, có thể làm tăng giá vé và giảm nhu cầu đi lại bằng đường hàng không
(2) du lịch song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khó phục hồi như trước đại dịch do chính sách zero-covid
(3) tỷ giá USD/VND cao hơn dự kiến và lãi suất USD tăng cũng có thể ảnh hưởng đến việc vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không bằng USD trong thời gian tới.
Ngành Cảng biển:
Triển vọng tươi sáng hơn nhờ giá cước vận tải đường biển giảm và giải tỏa ùn tắc tại các cảng lớn. Ngành cảng biển Việt Nam sẽ tích cực hơn nhờ FDI vào Việt Nam trở lại mạnh mẽ và một số hiệp định thương mại có hiệu lực. Thêm vào đó, tình trạng thiếu container đã được giải quyết nhờ nguồn cung container bổ sung trong năm 2022. Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Giá dầu Brent trung bình sẽ duy trì ở mức khoảng 90 USD/thùng vào năm 2023, giúp giảm chi phí nhiên liệu cho các doanh nghiệp vận tải biển và thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Rủi ro:
(1) giá cước vận tải đường biển giảm mạnh hơn dự kiến
(2) giá dầu cao hơn dự kiến./
Lê Hồng Nhung