Triển vọng tăng trưởng toàn cầu: Viễn cảnh tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao
• Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng lãi suất để đối phó với lạm phát trong nửa đầu năm 2023 và sau đó xu hướng này sẽ giảm dần trong nửa cuối năm. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm thành công trong 2023.
• Triển vọng tăng trưởng thấp của kinh tế Trung Quốc cho năm 2023. • Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone/EU) sẽ bước vào suy thoái trong bối cảnh nợ công ở một số nước gia tăng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nền kinh tế của EU sẽ cơ bản ổn định và hồi phục lại trong nửa cuối năm 2023.
• Xung đột Ukraine – Nga kéo dài, do đó sẽ tiếp tục gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn và khiến giá hàng hóa duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ nhẹ hơn nhiều so với năm 2022.
Việt Nam: Tìm kiếm sự ổn định trong bất định
• Tiêu dùng nội địa: Động lực tăng trưởng đến từ sự trở lại của ngành du lịch, với kì vọng hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
• Giải ngân FDI: Do tác động của việc đồng đô la Mỹ mạnh lên so với Đồng Việt Nam (VND) đang giảm dần, chúng tôi kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2023.
• Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp: Nhiều sự đồng thuận kỳ vọng rằng lạm phát Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) quý 4/2022 của Mỹ sẽ thấp hơn dự báo của Fed. Đây có thể là tín hiệu đầu tiên giúp vực dậy tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ cũng như các thị trường xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam. Điều này, cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại gần đây, có thể giúp sớm thúc đẩy xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam.
• Sự ổn định của hệ thống tài chính: Áp lực mất giá của Đồng Việt Nam đã giảm bớt, đặc biệt sau khi Fed phát đi tín hiệu gần đây về việc giảm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng áp lực tỷ giá và tăng lãi suất vẫn còn cao trong năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy áp lực khá lớn đối với hệ thống tài chính đến từ trái phiếu doanh nghiệp khi một lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong năm tới trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng. Hơn nữa, chúng tôi cũng cho rằng thị trường cần thời gian để thích nghi với khung pháp lý mới với nhiều thay đổi lớn. Như vậy, chúng tôi vẫn cho rằng vốn cho vay nền kinh tế sẽ chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
• Đầu tư công: Đầu tư công và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VIII (PDP8) được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam trong 2023.