Sự sụt giảm kết quả kinh doanh của ngành thép là điều dự báo trước nhưng cả ba leaders HPG HSG NKG đồng loạt báo lỗ kỷ lục nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Nguyên nhân thì cũng đã chỉ rõ: nhu cầu sụt giảm, giá vốn tăng cao, tỷ giá biến động bất lợi.
Với HPG khi bóc tách kỹ hơn BCTC quý 3 thì tình hình không đến nỗi bi quan nếu có tầm nhìn dài hơn cho năm 2024. Việc sụt giảm lợi nhuận gộp là rõ ràng nhưng HPG vẫn giữ được lợi nhuận gộp là hơn 1000 tỷ trong khi NKG và HSG đều có lợi nhuận gộp âm. Nếu so với cùng kỳ, doanh thu tài chính cũng như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của HPG không có gì quá bất thường thì chi phí tài chính tăng đột biến hơn 2300 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái là 968 tỷ. Trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá là hơn 1400 tỷ.
Kết quả là lợi nhuận kế toán trước thuế -1300 tỷ. Như vậy có thể thấy biến động tỷ giá đã góp phần lớn vào việc âm kết quả kinh doanh quý 3 này. Một yếu tố nữa là tính chung cho cả 3 quý thì tổng lợi nhuận sau thuế của HPG khoảng 10.500 tỷ. Việc kết quả kinh doanh quý 3 âm không làm ảnh hưởng nhiều đến thành quả của cả 3 quý. Trong khi HSG NKG lỗ quý 3 đã bào mòn lợi nhuận thu được kể từ đầu năm 2022. Như vậy trong bối cảnh hiện tại HPG vẫn thể hiện sự chống chọi tốt nhất trong ngành. Với tình hình thị trường thép như vậy nhưng HPG chỉ chịu lỗ trước cú đánh bồi của tỷ giá cũng là một sự cố gắng rất lớn.
Nếu nửa cuối 2023 đầu 2024 tình hình vĩ mô thế giới dịu lại, tỷ giá ổn định nhu cầu phục hồi thì chắc chắn HPG sẽ một lần nữa trở thành cổ phiếu quốc dân của nhà đầu tư. /.