Các luận điểm chính như sau:
- HTN có nguồn công việc lớn từ hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh: Backlog lên tới ~27.000 tỷ tại cuối năm 2022 sẽ là nguồn công việc chính cho HTN trong 02 – 03 năm tới.
- Ngược lại, phụ thuộc vào hệ sinh thái khiến HTN bị chiếm dụng vốn rất lớn, dẫn tới (1) thanh khoản kém và (2) lãi vay tăng nhanh bào mòn lợi nhuận: (1) Khoản phải thu HTN lên tới 6.478 tỷ đồng tại cuối 2022 (chiếm 76% tổng tài sản và cao hơn 119% so với doanh thu cùng kỳ), dẫn tới doanh nghiệp đã phải chậm thanh toán 210 tỷ đồng tiền gốc lô trái phiếu (mệnh giá 300 tỷ đồng) và 107 tỷ đồng cổ tức 2021. (2) Thêm nữa, chi phí lãi vay của HTN năm 2022 đạt 225 tỷ đồng (tăng 30% yoy, gấp 1,74 lần LNTT của doanh nghiệp), tới từ khoản vay ngắn hạn lên tới 2.537 tỷ đồng (chiếm 28% tổng tài sản).
Các yếu tố cần theo dõi:
- Khoản phải thu: Khoản phải thu tăng cao năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 khi ngành bất động sản gặp khó khăn thanh khoản trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt.
- Giá nguyên vật liệu: Chi phí NVL chiếm khoảng 70% giá vốn của HTN. Giá thép (~40% chi phí NVL) hiện đã hạ nhiệt nhưng giá xi măng và các NVL khác vẫn đang neo ở mức cao.
- Giảm sự phụ thuộc vào hệ sinh thái Tập đoàn Hưng Thịnh qua tăng tỷ trọng khách hàng bên ngoài: Tới năm 2026, HTN đặt mục tiêu tăng tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn lên 25% tổng doanh thu (so với ~2% hiện nay), với định hướng sử dụng hệ sinh thái Tập đoàn Hưng Thịnh thu hút các công ty bất động sản vừa và nhỏ, chưa có hệ sinh thái đầy đủ.