1. Chỉ số sản xuất công nghiệp
- IIP tháng 4/2023 ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% svck.
- Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP ước giảm 1,8% svck.
2. Đầu tư
- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 4 ước đạt gần 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% svck. Tính chung 4T/2023, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN ước đạt 131,2 nghìn tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 17,9% svck.
- Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/04/2023 đạt 8,88 tỷ USD, giảm 17,9% svck.
- FDI thực hiện 4T/2023 ước đạt 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% svck.
3. Thu, chi ngân sách Nhà nước
- Tổng thu tháng 4/2023 ước đạt 139,1 nghìn tỷ đồng, 4T/2023 ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán năm và giảm 5% svck.
- Tổng chi tháng 4/2023 ước đạt 135,3 nghìn tỷ đồng, 4T/2023 ước đạt 500,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán năm và tăng 6,1% svck.
4. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt 510,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% svck.
- 4T/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.007,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% svck.
5. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu hàng hóa: tháng 4/2023 ước đạt 27,54 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước và giảm 17,1% svck. 4T/2023, xuất khẩu ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% svck.
- Nhập khẩu hàng hóa: tháng 4/2023 ước đạt 26,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước và giảm 20,5% svck. 4T/2023, nhập khẩu ước đạt 102,22 tỷ USD, giảm 15,4% svckc.
- Cán cân thương mại hàng hóa: 4 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD).
6. Lạm phát
- CPI tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 2,81% svck. Lạm phát cơ bản tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước.
- 4T/2023, CPI tăng 3,84% svck; lạm phát cơ bản tăng 4,9%.
7. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI)
Chỉ số PMI giảm về mức 46.7 điểm so với 47.7 điểm của tháng 3 và là lần giảm mạnh nhất trong năm tính đến thời điểm này.
=> Đánh giá chung: Tốc độ tăng CPI đang có dấu hiệu giảm dần: CPI tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 2,81% svck trong khi CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước và tăng 3,35% svck. Về CPI lõi đã có tốc độ tăng giảm dần khi tháng 4 tăng 4.56% svck trong khi tháng 3 tăng 4.88% svck. Đây là tiền đề giúp cho các chính sách tiền tệ điều hành của Nhà nước có cơ sở để nới lỏng trong thời gian sắp tới khi lạm phát ổn định trở lại. Mặc dù các chỉ số của tháng 4 như IIP tăng rất thấp, PMI giảm đi kèm số liệu về xuất khẩu cũng giảm nhìn thì có vẻ tiêu cực nhưng lại mở ra cánh cửa về việc chính sách điều hành của Nhà nước có thể cần thay đổi để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung.